Các khách sạn hay công ty lớn được trang bị những công nghệ WiFi khá tốt. Bạn có thể đi từ khu vực này đến khu vực khác mà vẫn có thể kết nối được mạng. Sóng WiFi có thể được kết nối thông suốt từ phòng ngủ cho đến phòng khách với tốc độ ổn định. Đó chính là nhờ vào công nghệ WiFi Mesh. Vậy làm thế nào để triển khai WiFi Mesh? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleĐịnh nghĩa về WiFi Mesh
Về cơ bản thì WiFi Mesh là một hệ thống mạng WiFi phát trên diện rộng, được thiết kế để cung cấp vùng phủ liền mạch xuyên suốt ngôi nhà của bạn. Không chỉ vậy, WiFi Mesh còn là tập hợp bởi các thiết bị phát WiFi lại với nhau chạy chung 1 cấu hình (chung SSID và mật khẩu), việc giao tiếp giữa các thiết bị đều sử dụng sóng WiFi.
Nguyên lý hoạt động
WiFi Mesh được hoạt động theo nguyên lý đó là sử dụng 2 hoặc nhiều hơn thiết bị Mesh hay nút để tạo nên một mạng lưới WiFi. Một nút sẽ được kết nối đến Modem Internet, các nút còn lại sẽ được kết nối không dây với nút chính và được đặt ở các vị trí khác nhau trong nhà để tạo ra một mạng WiFi bao phủ. Khác với Router truyền thống được nhà nhà sử dụng, những nút ở đây đều là một phần trong mạng lưới WiFi và dùng chung một SSID và mật khẩu.
Việc chuyển tiếp dễ dàng giữa các thiết bị ở WiFi Mesh là khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác với tốc độ ổn định. Không những thế, WiFi Mesh đảm bảo cường độ sóng và tốc độ mạng là như nhau ở bất cứ thời điểm nào.
Ưu điểm
- WiFi Mesh có khả năng chịu tải lớn. Được kết nối liền mạch với nhau nhờ việc chỉ sử dụng một SSID chung.
- Vị trí lắp đặt các AP cũng rất dễ dàng và linh hoạt. Điều này mang lại một trải nghiệm mượt mà từ phạm vi kết nối cho đến tốc độ mạng. Không những vậy, chi phí triển khai cũng được giảm thiểu đáng kể.
- Mạng lưới Mesh còn có thể tự tạo nên cấu hình. Đồng thời có khả năng tự kết nối cho phép tốc độ của mạng cục bộ chạy nhanh hơn.
- Một mạng cho toàn bộ ngôi nhà của bạn. Bạn không cần phải đăng nhập vào mạng mới mỗi khi lên hoặc xuống tầng. Bạn sẽ luôn kết nối với một mạng duy nhất cho dù bạn đang ở đâu. Đồng thời bạn có thể cài đặt, quản lý dễ dàng cũng như cho phép thay đổi cài đặt mạng, kiểm tra tốc độ và kiểm soát truy cập.
Nhược điểm
Tuy WiFi Mesh có rất nhiều ưu điểm vượt trội, phục vụ tốt nhu cầu của chúng ta. Thế nhưng một hệ thống WiFi Mesh vẫn tồn tại hạn chế. Chỉ riêng các thiết bị được tích hợp công nghệ Mesh đã có mức giá cao hơn nhiều lần so với các thiết bị kích sóng WiFi truyền thống. Chưa kể việc để có một hệ thống kết nối liền lạc bạn sẽ phải đầu tư một số lượng kha khá thiết bị.
WiFi Mesh phù hợp với hoàn cảnh sử dụng nào?
WiFi Mesh là một lựa chọn lý tưởng cho người dùng cần một hệ thống Wi-Fi phủ sóng trong khu vực lớn hoặc các điểm chết của WiFi. Mạng WiFi Mesh thường được sử dụng trong các trung tâm thương mại, sân bay, khách sạn hoặc các công ty… để cung cấp WiFi ở một khu vực rộng lớn. Ngoài ra, ở các chuỗi cửa hàng, cafe đa phần đều sử dụng các thiết bị WiFi này.
Ta còn có thể dùng WiFi Mesh để kết nối các vô tuyến, camera IP cho đường phố, đường sắt, đường cao tốc. WiFi Mesh còn có thể áp dụng ở các địa điểm thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn. Ví dụ như sự kiện âm nhạc, diễu hành, các công trình đang xây dựng… để có thể cung cấp kết nối mạng tạm thời cho các nhân viên hay mọi người đến khu vực đó.
Mô hình triển khai WiFi Mesh cho nhà ở
Nếu bạn cảm thấy phiền toái khi chỉ cần đi lên tầng là phải dùng 4G trong chính ngôi nhà của mình, hay những lúc mạng yếu, chập chờn, mất sóng mỗi khi di chuyển đến các phòng ngủ ở cách xa bộ phát WiFi chính. Lý do là bởi thiết bị phát WiFi do nhà mạng cung cấp cho bạn không đủ công suất để có thể phát WiFi phủ kín diện tích căn hộ rộng, có nhiều phòng, nhiều tường hoặc nhà nhiều tầng. Vậy hãy để chúng tôi phác thảo mô hình triển khai WiFi Mesh cho nhà ở chi tiết nhất phù hợp với nhu cầu của bạn.
Các thiết bị trong hệ thống WiFi Mesh được kết nối với nhau chặt chẽ tạo nên một mạng lưới WiFi khổng lồ cùng SSID và mật khẩu. Điều này giúp bao phủ toàn bộ khu vực và đem lại kết nối WiFi ổn định cho các hộ gia đình có ngôi nhà cao tầng. Đặc biệt là các thiết bị được kết nối với nhau qua sóng WiFi. Giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đi lắp đặt.
Mô hình 1
Bạn sẽ dùng Modem WiFi cung cấp làm Router chính. Đó là Modem nhà mạng chịu trách nhiệm quay số PPPoE, nối dây từ port LAN vào port WAN của 1 cục Home WiFi. Tiếp đến thực hiện cấu hình làm Mesh chính và cấp IP cho nó. Home WiFi phụ sẽ được kết nối không dây với thiết bị Home WiFi chính.
Mô hình 2
Bạn nâng cấp thành Router WiFi mới từ Router chính. Chuyển hoạt động của Modem nhà mạng sang chế độ cầu nối. Cấu hình Router chính chạy PPPoE và tắt chức năng phát WiFi để tăng độ ổn định và chống nhiễu. Nối dây từ port LAN vào port WAN của 1 cục Home WiFi. Tiếp theo, thực hiện cấu hình làm Mesh chính và cấp IP. Sau đó, cục Home WiFi phụ được kết nối không dây với thiết bị Home WiFi trung tâm.
Lời kết
Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta có rất nhiều lựa chọn về đồ công nghệ để phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức sống của từng người. Bài viết trên đã đề cập đến 2 mô hình về cách thiết lập WiFi Mesh với những tệp khách hàng ở những ngôi nhà cao tầng. Các bạn có thể tham khảo cách triển khai để áp dụng hợp lý cho ngôi nhà của mình.
Mọi nhu cầu lắp đặt hệ thống WiFi Mesh cho gia đình mình hãy liên hệ ngay
Hotline: 0909.472.990